Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Nhận biết thật giả cây Xáo Tam Phân


Theo kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc tìm hiểu sử dụng cây rễ cây xáo tam phân, phối hợp trong các bài thuốc gia truyền, chúng tôi xin được nêu các đặc điểm nhận dạng và hình thái phân bố để các bạn có nhiều cơ sở nhận dạng xáo tam phân.

Về đặc điểm sinh thái và tên gọi: loại thảo dược này phân bố nhiều ở khu vực nam trung bộ (Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa) và có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi. Loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae) ở địa phương có các tên gọi khác nhau. Ở Phú Yên, Khánh Hòa người đi rừng và người dân gọi là cây thần dược, rễ mọi nhưng ở Ninh Thuận người dân gọi là Thần xạ hay Sầm xạ.

Về đặc điểm hình thái: cây xáo tam phân là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây leo, vỏ màu nâu vàng, đường kính khoảng từ 8-12cm, thân dài trên 5m. Các bộ phận của cây đều có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, mùi thơm dịu. Thân và cành có nhiều gai nhọn; lá đơn, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp; phiến lá dày có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt; phần gỗ của thân hơi cứng, màu vàng; phần gỗ của rễ màu đậm hơn.





Xáo tam phân tự nhiên có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ đặt trưng, do trong rễ có chứa nhiều tinh dầu nên khi đốt sẽ có mùi thoang thoảng giống mùi sữa.


Khi cắn thử sẽ có vị hơi đắng, the the ở đầu lưỡi và mùi thơm dễ chịu như sâm, lớp võ bên ngoài nhìn mịn dễ trầy xướt khi có ma sát. Do đó thường thì sẽ có một lớp đất mịn, mỏng còn bám lại ở rễ cây mặc dù đã phơi khô. Khi dùng ngâm rượu sẽ có màu vàng nhạt rất đẹp.


Lưu ý:
  • Rễ của cây xáo tam phân tự nhiên khai thác trong đất liền có màu sậm hơn với rễ khai thác từ các đảo ngoài biển (rễ khai thác ngoài đảo có màu vàng khi còn tươi).
  • Theo kinh nghiệm dân gian thì rễ cây xáo tam phân được khai thác từ đảo có hiệu quả cao hơn rễ cây xáo tam phân khai thác trong đất liền.
  • Việc sử dụng thân lá xáo tam phân tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh hầu như không có hiệu quả, lá và thân chỉ được khai thác sử dụng làm nước trà để uống hàng ngày.